What's new

Một ngày đi “chợ trời” Mỹ

GIỚI THIỆU

Trong một chuyến công tác bên Mỹ do USDA mời, tôi có dịp đến bang Iowa vào tháng 10 và lưu lại đó hơn hai tuần. Iowa là một bang nằm ở miền Trung Tây nước Mỹ nơi có con sông Mississippi chảy dọc biên giới phía đông phân cách với bang Illinois và Wisconsin, phía tây giáp bang Nebrasca và South Dakota, phía nam giáp bang Missouri và phía bắc giáp Minnesota. Bang Iowa có 99 quận, phần lớn thời gian của tôi chủ yếu ở Des Moines, thủ phủ của bang, thuộc quận Polk. Iowa có diện tích tự nhiên khá lớn, khoảng 145 nghìn cây số vuông nhưng có mật độ dân số thấp, khoảng 20 người một cây số vuông và dân số của bang khoảng 3 triệu người, vì vậy khi đi ra ngoài thành phố, các bạn chỉ thấy những cánh đồng ngô và đậu tương trải dài đến tận chân trời.

Do ở đây hơn hai tuần nên tôi có tới 3 weekends và các bạn Mỹ đã giới thiệu cho chúng tôi vài chỗ đi weekend rất thú vị. Chúng tôi đã tham gia rất nhiệt tình vì không nghĩ rằng mình có cơ hội trở lại một lần nữa.

Nhóm chúng tôi gồm 4 người. Tôi, Việt Nam và một cô bạn Thái Lan. Tôi chỉ muốn giới thiệu cô Thái Lan trong đoàn thôi chứ hình này không phải ở Iowa đâu, ace có thể thấy phía sau lưng tôi là Điện Capitol mà.



Một cô bạn Trung Quốc.



Và một ông supervisor người Mỹ (người mặc áo thun xanh, đứng khoanh tay, không đội mũ). Người mặc áo khoác màu xanh có đội mũ là một nông dân Mỹ mà chúng tôi có dịp đến thăm. Nếu có thời gian, tôi sẽ nói thêm về cuộc sống của một gia đình nông dân Mỹ mà chúng tôi có dịp homestay ở một bài khác.



Khi ở Des Moines, chúng tôi ở khách sạn Holiday Inn (thuộc chuỗi Holiday Inn HoTel and Suites) số 4800 đại lộ Merle Hay.
Phía trước khách sạn.



Phía sau và bên hông là bãi đậu xe. Đây là bãi đậu xe bên hông.



Đại lộ Merle Hay mang tên một chiến sĩ Mỹ Merle David Hay, binh sĩ đầu tiên chết trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và là người Iowa.



Ở Iowa, có một số điểm đến khá thú vị trong tháng 10, đó là Oktoberfest của một làng người Đức di cư sang Mỹ và họ giữ nguyên lễ hội bia Oktoberfest như bên Đức nhưng quy mô thì nhỏ hơn. Làng này khá xa Des Moines, nó nằm gần khu ranh giới giữa Iowa và Illinois. Chúng tôi đã đến đó tham dự lễ hội nhưng do đi về mất nhiều thời gian nên chỉ có thể ở lại đó mấy tiếng đồng hồ.
Một điểm đến cuối tuần thú vị rất gần khách sạn tôi ở là lễ hội của những người chơi xe cổ, xe độ. Chiều thứ sáu, mọi người đem xe của mình tới để người khác chiêm ngưỡng và dựng lều, nướng thịt uống rượu, bia và ngủ ngay ngoài trời. Tới trưa chủ nhật thì bắt đầu dọn dẹp, đi về để chuẩn bị đi làm trong tuần tới. Khi họ dọn đi xong, bảo đảm các bạn không thể tưởng tượng được là vừa có lễ hội diễn ra ở đó, mọi thứ sạch tinh, tuyệt vời.

Một điểm nữa là chợ trời, chỗ mà tôi sắp giới thiệu với các bạn đây.
Xin lỗi các bạn vì hình ảnh tôi cung cấp không đẹp, vì một người bạn nhờ tôi mua một cái máy quay phim cầm tay, tôi vừa dùng thử để quay phim và chụp ảnh luôn nên ảnh có chất lượng kém, hơn nữa, người chụp ảnh trình độ cũng còn kém.
 
Last edited:
Bắp cải thì nhỏ tí các bạn ạ, nhỏ lắm, nhỏ hơn cả nắm tay tôi nữa.


Lanh chanh tí.

Cái bắp cải này họ gọi là Brussels sprouts ạ. Là một dạng mini cabbage.. Hihi..

brussels-sprouts.jpg
 
Duhi thân mến.
Mình viết xong rồi nhưng tai nạn do diễn đàn bị crash (theo thông báo của các đồng chí BQT). Mình chẳng biết tiếp tục như thế nào. Cái topic này chủ yếu là giới thiệu nên mình không có viết trước mà viết trực tiếp trên này nên bạn đợi một ít hôm cho nó hồi lại cái đã nghen.
 
Đây là một kiểu chợ trời rất Mỹ. Thường thì bên Mỹ không được "họp chợ" hay làm gì ở dưới đường hoặc làm gì ngay những chỗ đậu xe như thế này nhưng ở Des Moines thì Bộ Nông nghiệp và chính quyền bang cho phép nông dân họp chợ ở đây vào ngày cuối tuần.
Thực ra thì loại chợ như thế này bên Mỹ không phải là hiếm lắm nhưng người Mỹ không mấy quan tâm. Tôi đã đi chợ loại này ở mấy chỗ nhưng quy mô thì nhỏ hơn rất nhiều. Ví dụ có thể kể đến các chợ rau quả, trái cây ở Lansing, thủ phủ của bang Michigan, chợ rau quả ở Nashville, thủ phủ của bang Tennessee, chợ rau ở Lake Forest, California... nhưng những chợ kia không có họp trên đường phố như thế này mà có chỗ cố định để họp chợ.
Ngoài ra thì những cảnh bán bằng mẹt trên vỉa hè như thế này cũng có thể thấy ngay trong khu Eden, bang Virginia. Khu Eden này được người dân miền Đông nước Mỹ coi như khu chợ Việt Nam sầm uất nhất đấy.

Tôi thường hay lọ mọ đến những chỗ chẳng ai thích đến rồi hay có những kết luận hơi khác người tí chút về chỗ mình đến là vì vậy.
Tại đây, các bác có thể thấy sau mấy món hàng rau của cô bán hàng kia là cái đồng hồ tính tiền đỗ xe. Ngày thường mà bán thế này là bị phạt nặng rồi nhưng hôm nay thì miễn. Các bạn thấy là xe thì phải đậu vào chỗ khác để nhường chỗ cho cái chợ này.





Su hào thì trông rất già và nhỏ. Tôi đứng nói chuyện với em bé Việt Nam bán hàng về chất lượng rau quả ở đây. Tôi giới thiệu thêm là bên ta rau ngon hơn nhiều. Em bé nói chư được về Việt Nam nhưng người nhà gửi hạt rau sang đấy trồng hoặc khi nào có ai đi về thì gửi. Bên nay hạt rau hiếm lắm mà phải có certificate mới được trồng. dân ta thì mua lụi rồi trồng lụi thôi. Em bé nói thêm là vì không bón phân và tưới ít nước nên rau không tốt lắm nhưng nếu bón phân, rau xanh ngắt thì người Mỹ không thích mua nữa. Họ thích mua đồ organic cơ. Hèn gì, lúc tôi đi bên nhà có gửi rất nhiều hạt rau cho một gia đình ở South Carolina, cứ bảo là bên đó thích làm vườn với trồng rau lắm, tôi đoán chắc là trồng để kinh doanh như thế này đây. Tôi có nói trước là hải quan Mỹ khó chịu lắm, nếu họ bắt được là tôi vứt hết hạt rau đi đấy. Người nhà cứ năn nỉ, nói tôi cố gắng mang sang. Tối sân bay Chicago, ông hải quan hỏi có mang cái gì cần khai báo, quarantine không, tôi cứ nói bừa là không có gì hết và đi qua. Tôi nghĩ họ mà phát hiện được thì họ cưới chết, tôi là khách mời và dù sao cũng đại diện cho Việt Nam mà. Lần sau thì tôi sẽ không mang nữa. Hải quan Mỹ thật thà lắm, họ chẳng khám xét như bên ta đâu, họ cứ hỏi thôi, nói không tức là không. Thế thôi.


 
Last edited:
Sắp đến mùa Halloween nên họ bán những trái bí ngô có trang trí khắp nơi (vì chúng tôi ở đây vào tháng 10 mà ngày hội Halloween được tổ chức vào ngày 31 tháng 10).
Đối với trẻ em bên Mỹ thì đây là một trong những ngày thích thú nhất vì chúng được tham gia lễ hội bằng cách hóa trang trong nhưng bộ trang phục rất đặc biệt và đi đến từng nhà để xin kẹo bánh hoặc quà.
Ngoài ra, người ta thường dùng trái bí ngô khoét thành hình những khuôn mặt kỳ dị, ghê tợn và đốt những ngọn nến ở phía trong để trang trí.









 
Last edited:
Các bác có thể thấy là riêng trái bí ngô thôi đã rất là phong phú rồi. Thôi thì đủ các loại hình, kích cỡ. Đúng là nghề chơi cũng lắm công phu thật.

Giới thiệu thêm cho các bác mấy trái bí ngô hình dạng ký thú và kích thước ngạc nhiên. Có nhiều trái còn nhỏ hơn cả trái ớt nữa. Bên cạnh quả bí khổng lồ là mấy quả bí bé tí, có quả chỉ sánh ngang với quả táo thôi.







 
Mình có phát hiện ra một vài loại trái cây mà bên ta không có.
Có loại biết tên (nhưng chẳng biết nó là gì) có loại chẳng biết tên. Cả ông người Mỹ đi theo và 2 cô bạn cũng chịu thua, không biết là trái gì.

Đây là một loại trái lạ có tên là Hedge Ball. Là loại trái cây không ăn được, theo bảng hướng dẫn thì chỉ dùng để xua đuổi gián và nhện thôi. Vì chỉ xua đuổi nên giá rất rẻ, chỉ 1USD là được hai quả.
Nói thêm là dân Tây nói chung và dân Mỹ nói riêng rất không thích (nếu không nói là ghét) côn trùng và nhện. Con nít có thể chơi với rắn, lợn, chó nhưng thấy con nhện là chạy ngay, người lớn cũng rất ghét và sợ.
Một lần, cô bé cháu nhà tôi về nước thăm bà ngoại và các dì. Cô bé hồi đó đang học lớp 11 bên Mỹ. Là dân thế hệ sinh ra và lớn lên bên Mỹ nên nó cũng có máu sợ côn trùng và nhện lắm. Lần đó nó theo cha về làm đám giỗ ngoài Miền Trung (mẹ phải ở bên Mỹ để bế cháu cho các anh chị nó). Các dì dọn đám, để lâu thì có vài con kiến bò vào, nó thấy vậy thì kêu toáng cả lên. Một gì chạy lại giải quyết vấn đề bằng cách lấy muỗng múc mấy con kiến ra. Còn con cuối cùng, dì múc ra xong cho vào miệng uống luôn rồi phì con kiến ra (bên ta ai chẳng làm vậy). Nó sợ quá, chạy ra ngoài ói luôn rồi không chịu ăn cái gì nữa trừ bánh mì không. Tính ra đến nay cũng mấy năm rồi, học xong đại học rồi, đi làm rồi mà nó cũng không chịu về lại nữa. Nói chuyện này chắc các bạn lại nghĩ dân TP hay dân đi tây về thấy con ruồi cứ hỏi con gì đây??? Nhìn chung, khả năng này rất cao đấy các bạn ạ. Mình thấy họ cực ghét côn trùng.
Theo họ giải thích là quả này có mùi gì đó nên nó có khả năng xua đuổi côn trùng. Tôi không sợ côn trùng nên không quan tâm nhưng ông bạn Mỹ thì mua mấy trái luôn.



Vì ghét côn trùng nên nó mới gọi là Creepy Crawlies (những con côn trùng kinh dị). Tôi nghĩ nó có thể có mùi giống như sầu riêng chăng? Và có thể vì vậy dân tây nó ghét sầu riêng là vì cái mùi xua đuổi này sao?

 
Còn đây là quả gì thì tôi xin chịu.
Cậu bán hàng cứ giải thích lằng nhằng, chắc nó thấy mình chỉ cười không mua nên nó cũng không nhiệt tình lắm. Bác nào đoán ra là quả gì inform cho anh em với nha. Thực ra thì nó có nói tiếng Việt là bầu bí gì đó nhưng tôi không tin lắm. Còn các bác xem, bán hàng trong cái thúng rách kia mà em đưa lên topic khác là mọi người nói đâu như ở Nghệ An, Hà tĩnh hay Thanh Hóa gì chứ (xin lỗi các bác Vịt thả dáng nhe) làm gì mà bên Mỹ lại có cái thúng tre (gần) rách thế kia. Mà nhà cái anh bạn này cũng tiết kiệm ghê thật chứ. Sao mà nó chở được cả thúng sang Mỹ nhỉ???

 
Đi thêm một đoạn nữa thì lại thấy nó bán bí. Chẳng lẽ bí ở đây quan trọng đến vậy sao?
Quả bí này được mấy họa sỹ vườn vẽ sẵn rồi, mua về chỉ cẩn trưng lên thôi.
Tôi thì thấy nó không được đẹp lắm nhưng có khá nhiều người đến xem và trầm trồ ra vẻ thích thú lắm.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,656
Bài viết
1,154,571
Members
190,156
Latest member
phathaioqan1
Back
Top