What's new

Xuôi dòng Giang Nam 27/8 - 12/9/2010 - Đã chốt đoàn

Status
Not open for further replies.
Mình có ý định đi cụm Giang Triết (China) tầm 28 - 12/9

Lịch trình như thế này:
NANNING –(SHAOXING)- HANGZHOU(Xitang, Wuzhen) – SHANGHAI - NANJING – (WUXI) - SUZHOU (Zhouzhuang, Dongli)

Chặng 1: 1000 CNY
Ngày 29,30,31,1:
(SHAOXIN)
1. Lan Đình Tự 50CNY
HANGZHOU
1. Chùa Linh Ẩn CNY 30 (Ling Yin Temple); CNY 35 (Fei Lai Feng)
2. Tây Hồ thập cảnh, mộ Tô Tiểu Tiểu, mộ Nhạc Phi
3. Lục Hòa tự Admission Fee: CNY 30 (including CNY 10 for pagoda climbing) Bus Route: K808, K599, 504, Tourism Bus No. 5
4. Phổ Đà Sơn CNY 160 (Feb.1-Nov.30)
5. Vườn Hàng Châu 10CNY Bus 82,15,28,7
6. Wuzhen (80km từ Hàng Châu)
Admission Fee: CNY 150 for Combination Ticket (Excluding the boat ticket of CNY 80 per person)
Từ Vụ Trấn đi Tây Đường
7. Xitang (100km từ Hàng Châu)
Admission Fee: CNY 100 (tickets include both the scenic region and 11 sightseeing spots);CNY 50 (tickets for the scenic region only)

Chặng 2 2000 CNY
Ngày 2, 3
NANJING 300CNY
Ngày 1 Hàng Châu – Nam Kinh 55CNY
1034/1035Jinhua WestShenyang North02:0007:300d05h30m
1. Xuanwu Lake (Hồ Xuân Vũ)
Get down at the four stop - Xuanwu Men and take a five-minute walk eastwards from the stop, you will find the second-famous attraction in the city, Xuanwu Lake. The Jiangsu Exhibition Center is on the way to the lake.
2. Fuzimiao & Qinhuai river & Zhanyuan (Miếu Khổng Tử, Bến Tần Hòai, vườn cổ Nam Kinh)
Next stop to Zhangfuyuan, you will get to Sanshanjie stop. Take a five-minute walk east to the northern end of Fuzimiao area. Fuzimiao, also called Confucius Temple, has been a prosperous area from the old days. Dazzling shops, restaurants and entertainment places surround the traditional houses during the traditional Ming and Qing eras. Old architectural buildings can be found along the beautiful Qinhuai River. This is a must attraction in the city.
Ngày 4,5,6,7,8
(WUXI) 300CNY
1. Phong cảnh Thái hồ
2. Vườn đào
Admission Fee: CNY 30 Opening Hours: 06:00 to 22:00 Recommended Time for a Visit: One and a half hours Bus Route: 2, 88, 91, 206
3. Thành Tam Quốc
Admission Fee: CNY 55 Bus Route: 82
4. Li garden
Admission Fee: CNY 30 (Jun.-Sep.)
Opening Hours: 06:30 to17:30 Recommended Time for a Visit: One and a half hours Bus Route: K1, K82

SUZHOU 900CNY
1. Vườn cổ Tô Châu
2. Đồi hổ
Entrance Fee: CNY 60 (Apr.16 - Oct.30)
Bus Route: 146, 949, Tourist Bus No.1, Tourist Bus No.2
3. Hàn Sơn tự
Admission Fee: CNY 15 (Oct.31 - Apr.15) Bus Route: 3, 6, 9, 17, 21 31, 301 Tourist Bus Route: 3
4. Zhouzhuang
5. Dongli

Ngày 9,10,11
SHANGHAI: 500CNY
1. Đường Nam Kinh: Subway line 2
2. Dự viên:
Admission Fee CNY 30 (July 1-Aug.31) Opening Hours: 08:30-17:30
Take Subway Line 8 and get off at Dashijie Station, walk along Huaihai East Road and Renmin Road, and you will find Yuyuan Garden.
3. Shanghai bund
4. Shanghai aquarium
5. Zhujiajiao

Nếu bạn có thể bay Thượng Hải - HN, thì chúng ta sẽ có thêm thời gian để đi ^^

Chi phí tại TQ = 3000 CNY (chưa kể shopping và phụ trội chi dùng của các bạn). Về khoản này, chúng ta đi đến đâu sẽ tự chi trả đến đó nên chi phí phụ thuộc mỗi người.

Ai join thì pm cho mình nick yahoo [email protected]
 
Last edited by a moderator:
Khởi động lại chiến dịch Giang Nam.
Em sẽ lần lượt post lịch trình + Chi phí . Bài viết về những nơi sẽ đi qua trong chuyến Giang Nam này. ^^
 
Tặng các bạn bài hát Mộng Giang Nam
d834e9f332c97ff97831aade.jpg


Mộng Giang Nam
Link down
http://www.xfzyz.org/ads/mengjiangnan.mp3

梦江南
草青青~水蓝蓝~
啊白云深处是故乡
故乡在江南~

雨茫茫~桥弯弯~
啊白帆片片是梦乡
梦乡在江南~

不知今宵 是何时的云烟
也不知今夕是何夕的睡莲
只愿能够化作唐宋诗篇
长眠在你的身边

Dịch

Mộng Giang Nam

Cỏ xanh xanh, nước lam biếc
Cố hương ẩn khuất làn mây trắng
Cố hương tại Giang Nam

Mưa mịt mờ, cầu cong cong
Phiến buồm trắng ấy là mộng cố hương
Mộng cố hương tại Giang Nam

Chẳng biết mây khói đêm nay tự thuở nào
Cũng chẳng hay chiều nay hay thụy liên chiều nào
Chỉ nguyện hóa thành vần cổ thi Đường Tống
Nghìn thu ở bên người
 
Danh sách tham gia (đã confirm 4/6/10)
1. jizhen 1985 Nữ SĐT +86.134.770.229.29
2. miencotich 1984 Nữ SĐT
3. kyrielance 1983 Nam SĐT +6583858542

Lịch trình cuối cùng
NANNING – WUHAN – HANGZHOU- SHAOXING - Xitang, Wuzhen – NANJING – WUXI - SUZHOU Zhouzhuang, Dongli - SHANGHAI – Zhujiajiao​

Ngày 26: Hà Nội – Nam Ninh (Đi tàu liên vận 550K từ ga Gia Lâm. 9h sáng 27 đến ga Nam Ninh)
Ngày 27: Nam Ninh – Vũ Hán 165CNY K316/K317 Nanning Xian 11:22 06:56 0d19h34m
Ngày 28: Vũ Hán
- Hoàng Hạc lâu
- Sông Trường Giang
Tối lên tàu đi Hàng Châu: Vũ Hán – Hàng Châu 130CNY Z45/Z48Wuhan(Wuchang)Shanghai South22:04 06:21
Chi phí: 400CNY + 550K
- Tàu HN – Nan Ninh 550K
- Tàu Nam ninh – Vũ Hán 165CNY
- Tàu Vũ Hán – Hàng Châu 130CNY
- Tham quan + ăn uống + đi lại ở Vũ Hán 100CNY

Ngày 29,30,31: Hàng Châu
1. Chùa Linh Ẩn CNY 30 (Ling Yin); CNY 35 (Fei Lai Feng)
2. Tây Hồ thập cảnh, mộ Tô Tiểu Tiểu, mộ Nhạc Phi
3. Lục Hòa tự CNY 30 Bus: K808, K599, 504,
4. Vườn Hàng Châu 10CNY Bus 82,15,28,7
Chi phí: 650CNY
- Vé tham quan: 150CNY
- KS& ăn uống 1 ngày: 150x3=450CNY
- Đi lại: 50CNY

Ngày 1,2: Thiệu Hưng
Hàng Châu – Thiệu Hưng 7CNY K8499 Fuyang Ningbo07:5508:440d00h49m
1. Thẩm Viên沈園 Shenyuan
2. Lan Đình tự 40CNY Bus 3,303
Chiều đi Tongxiang9:10 10:40 14:00 15:30桐乡市Từ Tongxiang đi Wuzhen. Tối nghỉ đêm ở Wuzhen
Chi phí: 400CNY
- Vé tham quan 100CNY
- KS& ăn uống 1 ngày 150x2= 300CNY
- Đi lại 100CNY

Ngày 3: Cổ trấn Triết Giang
5. Ô Trấn: Wuzhen乌镇 (80km từ Hàng Châu) CNY 150 (gồm 80 tệ đi thuyền trên sông) Đi bus đến Xitang
6. Tây Đường: Xitang西塘(100km từ Hàng Châu)CNY 50 .
Sáng ngày 3 đi Xitang. Quay lại Wuzhen đi Jiaxing嘉兴Từ Jiaxing đi tàu đến Nam Kinh 55CNY
2002FuzhouNanjing West03:25 08:33 0d05h08m
Chi phí: 300CNY
- Vé tham quan 200CNY
- Tàu xe và di chuyển 100CNY

Ngày 4,5: Nam Kinh
1. Xuanwu Lake (Hồ Huyền Vũ) 玄武: Đi tàu điện, dừng ở trạm thứ 4 Xuanwu Men, đi bộ 5 phút hướng đông là Huyền Vũ hồ. Trung tâm triễn lãm Giang Tô cũng trên đường đi đến hồ.
2. Miếu Phủ tử & Bến Tần Hoài & Vườn cổ Nam Kinh
Dừng ở bến Zhangfuyuan, sau đó chuyển sang bến Sanshanjie.
Chi phí: 350CNY
- KS& ăn uống 1 ngày 150x2= 300CNY
- Vé tham quan: 100CNY
- Tàu xe: 50CNY

Ngày 6,7: Vô Tích
Nam Kinh – Vô Tích 65CNY D5409NanjingShanghai07:3208:540d01h22m
1. Phong cảnh Thái hồ
2. Phim trường Vô Tích
- Vườn đào CNY 30 Bus Route: 2, 88, 91, 206
- Thành Tam Quốc CNY 55 Bus Route: 82
- Li garden CNY 30 Bus Route: K1, K82
Vô Tích – Tô Châu 13CNY D5415NanjingShanghai12:0612:270d00h21m
Chi phí: 450CNY
- KS& ăn uống 1 ngày 150CNY
- Vé tham quan: 150CNY
- Tàu xe: 150CNY

Ngày 8,9,10: Tô Châu
1. Vườn cổ Tô Châu
2. Đồi hổ CNY 60 Bus Route: 146, 949, Tourist Bus No.1, Tourist Bus No.2
3. Hàn Sơn tự CNY 15 (Oct.31 - Apr.15) Bus Route: 3, 6, 9, 17, 21 31, 301 Tourist Bus Route: 3
Chi phí: 800CNY
- KS& ăn uống 1 ngày 150x3=450CNY
- Vé tham quan: 300CNY
- Tàu xe: 50CNY

Ngày 11: Cổ trấn Giang Tô
4. Châu Trang Zhouzhuang 周庄Bus trước ga Tô Châu 6CNY (Gửi đồ đạc tại Tô Châu)
5. Đồng Lý Tongli同里Từ trạm bus Châu Trang có xe đi Tongli đến Tongli trong 20p. Hoặc đi thuyền từ Châu Trang đến Tongli (30CNY) Quay lại Tô Châu
Tô Châu – Thượng Hải 30CNY D5473XuzhouShanghai17:1917:590d00h40m
Chi phí: 500CNY
- KS& ăn uống 1 ngày tại Thượng Hải 200CNY
- Vé tham quan 200CNY
- Tàu xe: 100CNY

Ngày 12: Thượng Hải
1. Shanghai bund
2. Đường Nam Kinh: Subway line 2
3. Dự viên: CNY 30 (July 1-Aug.31) Subway Line 8 and get off at Dashijie Station, walk along Huaihai East Road and Renmin Road, and you will find Yuyuan Garden.
4. Chu Gia giác Zhujiajiao 朱家角Tourism Bus No.4 at Shanghai Stadium(7:30-10:30, 1h) RMB23/ người khứ hồi
Chi phí: 250CNY
- Ăn uống 100CNY
- Vé tham quan 100CNY
- Tàu xe: 50CNY
Bay Thượng Hải – Hà Nội
Tổng chi phí (Không tính vé máy bay Thượng Hải – Hà Nội + Vé tàu HN – NN+ phí visa 60USD) 3.800 tệ
 
Thiệu Hưng: Thành phố của những danh nhân văn hóa
Thành phố Thiệu Hưng được biết đến là quê hương của đại văn hào Lỗ Tấn. Tại đây có nhiều di tích văn hóa như Lan Đình. Lan Đình nổi tiếng là nhờ bức hành thư Lan đình tự của nhà thư pháp Vương Hy Chi. Vào ngày 3/3 năm Vĩnh Hòa thứ 9 ( Đông Tấn ) Vương Hy Chi cũng nhiều văn nhân khác tổ chức lễ tế Hễ ở Lan Đình huyện Sơn Âm quận Cối Kê , cùng nhau đàm đạo, làm thơ. Lan Đình Tự chính là bản nháp cho lời tựa của tập thơ Lan Đình . Toàn văn gồm có 28 hàng, 324 chữ . Từ chương pháp, kết cấu, bút pháp đều cực kỳ hoàn mỹ . Trong các tác phẩm hành thư của Vương Hy Chi đây có thể coi là đỉnh phong chi tác , hậu thế thôi sùng là " Thiên hạ đệ nhất Hành thư ". Thế ra, Thiệu Hưng năm xưa là Sơn Âm, Cối Kê. Nói vậy mới nhớ, đây cũng là quê hương của Lương Sơn Bá^^
Thực ra , cách Thiệu Hưng không xa là Cixi, là quê hương của Tây Thi. Yanfei nhớ, tháng trước có dịp đến đây chơi, đến thăm khu Cố hương Tây thi lúc nửa đêm. Đây là khu công viên rất đẹp, tuy đã là nửa đêm nhưng m vẫn cảm nhận đc nó rất đẹp, đáng tiếc không thể quay lại thăm. Khu thắng cảnh đó cũng được xếp hạng 4A (Hạng cao nhất du lịch TQ là 5A). Mình thích nhất là lối dựng tượng các cô gái giặt lụa bến Trữ La, những người dân thôn làng đang đi trên những bậc tam cấp, đây đó vài đứa trẻ đang chơi đùa, vài con ngang ngỗng... khiến mình cảm giác như sống lại một thuở cùng thời một trong Tứ đại mỹ nhân. Không hiểu có phải vì hiệu ứng của bóng đêm không, quả thật lúc đó cảm nhận không khí rất...sống động của một thời lịch sử mấy ngàn năm trước.
Quay lại Thiệu Hưng, yanfei thích Thiệu Hưng nhất không phải bởi Lan Đình, bởi Lỗ Tấn, mà bởi tại Thẩm viên. Thẩm viên gắn liền với cuộc tình Đường Uyển - Lục Du. Thẩm Viên sau này còn đình đám bởi truyện ngắn đa nghĩa Thẩm viên của Mạc Ngôn. Và đây là câu chuyện về Thẩm Viên, mong cùng chia sẻ với các bạn

Thiên cổ tuyệt xướng: LỤC DU – ĐƯỜNG UYỂN

Tại Thiệu Hưng vùng Chiết Giang có 1 tòa Thẩm Viên được xây dựng từ thời Tống, vốn chỉ là một khu vườn rất phổ thông, nhưng cũng như Đoạn Kiều ở Hàng Châu cùng với tình yêu của Hứa Tiên và Bạch Nương Tử, Thẩm Viên cũng nhờ câu chuyện tình thê lương của Lục Du và Đường Uyển mà lưu truyền thiên cổ. Chuyện đã xảy ra hơn 800 năm, nhưng mỗi khi bước vào khu vườn, người ta vẫn không thể ngăn mình không chạnh lòng nghĩ tới câu chuyện tình đau khổ năm xưa ...
Lục Du (1125-1210) tự là Vụ Quan, người đời Nam Tống, quê ở Sơn Âm (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), cùng thời với Nhạc Phi, Tần Cối. Ông là một nhà thơ lớn đã từng được người xưa suy tôn là Tiểu Lý Bạch. Theo Đường Tống thi thuần thì ông “có thể cùng Lý, Đỗ, Hàn, Bạch dĩ khúc đồng công, đặt ngang với Tô Đông Pha mà không thẹn vậy”. Ông để lại khoảng 9.300 bài thơ, tuyệt đại đa số là thơ yêu nước. Là nhà nho nhưng tính tình ông tự do phóng túng, không chịu ràng buộc trong khuôn phép nên có người cười ông là phóng đãng, ông bèn đặt ngay tên hiệu cho mình là “Phóng ông”. Về cuộc sống tình cảm thì Lục Du gặp phải một mối tình trắc trở, vết thương lòng còn lưu dấu suốt đời.

Lục Du cùng Đường Uyển biết nhau từ khi còn nhỏ, cùng vui chơi bên nhau, cùng lớn lên bên nhau ở Thẩm viên, cũng chính nơi đây đã ươm mầm cho hạt giống tình yêu của hai người, cùng những nụ cười hồn nhiên ngây thơ nhất trong cuộc đời .

Lục Du và Đường Uyển vốn là thanh mai trúc mã, cũng môn đăng hộ đối, hai gia đình đều là những nhà thư hương môn đệ. Bố của Lục Du là Lục Tể cũng là một vị quan viên có tinh thần yêu nước, lại bác học đa tài, trong nhà sách chứa ngàn quyển. Lai lịch của Đường Uyển cũng không tầm thường, tuy cha nàng không tên tuổi, nhưng ông nội nàng là một trong Tô môn tứ học sĩ Hoảng Thố tiên sinh, cũng là một điều đáng để tự hào không kém. Ngoài ra, còn một tầng quan hệ phải nói đến ở đây, đó là Lục Du và Đường Uyển vốn là biểu huynh muội. Đặt mối quan hệ này trong thời đại ngày nay thì hoàn toàn không thể chấp nhận, nhưng trong thời kỳ trước, biểu huynh muội kết thân với nhau không phải là chuyện trái với luân thường đạo lý, phạm vào thiên kinh địa nghĩa, rất nhiều biểu huynh biểu muội đã kết thân với nhau, Lục Du Đường Uyển cũng biết điều này. Lúc vui đùa trong Thẩm Viên, hai đứa trẻ cũng đã từng ngầm xác định thân phận với nhau, Lục Du đóng vai Tướng công, Đường Uyển sắm vai Nương tử……. Có lẽ đây cũng là ý trời….. Từ bé đến lớn, Lục Du chỉ tâm tâm niệm niệm kiếp này nhất định lấy biểu muội Đường Uyển. Trong lòng Đường Uyển cũng đã kiên định ý niệm là kiếp này nhất định sẽ gả cho biểu huynh Lục Du.

Thời gian thắm thoắt trôi đi, Lục Du đã trở thành một thiếu niên anh tuấn, tài ba, Đường Uyển cũng đã trở thành một thiếu nữ nhan sắc. Hai con tim đã biết đến rung động của hạnh phúc luyến ái, nhưng cũng bắt đầu phải nếm trải nỗi khổ của tương tư. Cơ hội gặp nhau ngày càng ít, nguyên nhân rất đơn giản, Lục Du phải ngày ngày đèn sách hòng thi đỗ công danh, Đường Uyển cũng đã là một thiếu nữ khuê phòng, không thể ngày ngày xuất đầu lộ diện. Nhưng hễ có cơ hội là hai người lại trốn ra gặp nhau, Thẩm Viên mặc nhiên cũng đã trở thành nơi hẹn hò của hai người. Từng cơn gió mát thổi qua, những làn sóng gợn lăn tăn phía chân cầu... kể sao xiết những nỗi niềm tương tư, nói sao hết những lời thề non hẹn biển, những lần gặp gỡ thật ngắn ngủi mà ngày tháng ngày tháng đợi chờ, lo âu lại dài dằng dặc …

Mẹ Lục Du không thấy con trai mình ở trong phòng đọc sách, thì liền theo sau con, xem rốt cuộc đang làm gì. Cha của Đường Uyển thấy con mình đi ra ngoài cũng lập tức đi theo... Trong khi đó Lục Du, Đường Uyển cứ y hẹn tới Thẩm Viên, mẹ Lục Du, cha Đường Uyển cũng không hẹn mà gặp, vô tình gặp gỡ tại Thẩm Viên. Bậc phụ mẫu nhìn thấy cảnh hẹn hò ấy ban đầu có phần hoảng hốt, nhưng chẳng mấy chốc mà bình tâm trở lại, họ cũng không nỡ đánh động hai người, coi như không có việc gì xẩy ra, rồi lặng lẽ mà rời đi.

Cũng trong đêm đó, mẹ Lục Du ướm hỏi con trai mình, rằng đã vì con mà tìm mấy người khuê nữ, hỏi xem Lục Du có vừa ý không để sắp xếp gặp gỡ. Lục Du mượn cớ phải thi cử mà từ chối, thực ra không phải là từ chối mẹ mình, mà là từ chối tất cả những người con gái khác không phải Đường Uyển. Mẹ bèn hỏi Lục Du đã có người trong lòng chưa, Lục Du chỉ nói quanh co, không trả lời. Cũng đêm đó, cha Đường Uyển nói với con gái rằng đã tìm được cho con một người tài tử tướng mạo đường hoàng, hỏi Đường Uyển có vừa ý không để đi gặp gỡ. Đường Uyển mượn cớ không muốn xuất giá sớm mà từ chối, thực ra không phải có ý từ chối cha mà là từ chối tất cả những người khác không phải là Lục Du. Cha bèn vặn hỏi Đường Uyển đã có ý trung nhân chưa, Đường Uyển cũng quanh co không trả lời. Lục Du và Đường Uyển đều không đem người trong lòng mình mà nói cho phụ mẫu, bởi cả hai đều biết chưa phải lúc. Vậy khi nào mới tới lúc đây ?

Cũng năm đó, Lục Du rời quê nhà Sơn Âm, đến Lâm An tham gia khoa thi Toả Sảnh (thi hội). Ở Lâm An, với tài năng và kiến thức sâu sắc về kinh học, văn thơ uyên bác, Lục Du đã được khảo quan Lục Phụ khen ngợi, được đề cử đỗ đầu. Khi còn chưa biết kết quả, Lục Du vui vẻ trở về dự buổi tiệc nhỏ tại nhà chú, cũng chính là nhà của Đường Uyển. Hai người Lục Du và Đường Uyển lại gặp nhau, cũng là lần đầu tiên hai bên gia đình chính thức gặp mặt. Đường Uyển lúc này đâu còn tâm trạng dự tiệc, chỉ mong bữa ăn chóng kết thúc để mình cùng biểu ca được ở bên nhau. Đường Uyển chỉ cúi đầu, không dám nhìn thẳng vào Lục Du, chỉ dám liếc nhìn một cái, ngờ đâu cũng bắt gặp ánh mắt Lục Du hướng về phía nàng, Đường Uyển lại là người hay thẹn , đôi má hồng lên…Cử chỉ này cũng bị mẹ của Lục Du nhìn thấy được. Cuối buổi tiệc, cánh đàn ông thì ngồi với nhau bàn quốc gia đại sự, phụ nữ thì cùng nhau đánh bài, Lục Du cùng Đường Uyển nhân lúc cơ hội thuận tiện trở về Thẩm Viên.

Hai người cùng nắm tay nhau đi trong Thẩm Viên, đi qua những đình đài lầu tạ, tiểu kiều lưu thủy, tựa như đang đi trong một thế giới hoàn mĩ vậy, thế giới hòan mĩ của cảnh sắc và hoàn mĩ của tình yêu. Trong không khí yên ả của Thẩm Viên, Đường Uyển lấy cây Tiêu vĩ cầm yêu quý của mình ra, tấu nên khúc “Hóa điệp”. Khúc nhạc như khóc, như than, dường như dự liệu được một điều rằng tình yêu của Lục Du và Đường Uyển cũng như đôi Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài đầy khó khăn trắc trở... Đường Uyển bằng đôi tay ngọc ngà của mình, như đang nói lên khát vọng một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc ...Trong tiếng cầm của Đường Uyển, Lục Du ngâm thơ, làm phú, cũng những lời tình tha thiết, như cùng hòa làm một với tiếng cầm của Đường Uyển.

Chằng mấy chốc đã tới lúc trời ngả về tây, Lục Du và Đường Uyển lưu luyến mà rời nhau. Lúc chia tay, Lục Du cuối cùng cũng đã nói lời cầu hôn của mình với Đường Uyển, trao cho cô một chiếc Phượng Thoa gia truyền của mình làm tín vật. Lục Du không yêu cầu một lời ước hẹn nào của Đường Uyển, chỉ nhìn nàng với một ánh mắt đầy tình tứ. Chỉ với cái nhìn ấy, Đường Uyển đã hiểu được tình ý của Lục Du, cái nhìn ấy còn đáng giá hơn cây phượng thoa làm tín vật … Đường Uyển nắm lấy nó, đôi mắt lại nhạt nhòa, nhạt nhòa nhìn Lục Du đang từ từ rời xa mình …

(to be continued)
 
Last edited:
Năm 20 tuổi, Lục Du và Đường Uyển cuối cùng cũng đạt được ý nguyện, cùng nhau kết bái phu thê. Đường Uyển tính tình hiền hậu, dịu dàng, lại có học, biết làm thơ từ nên hai vợ chồng tâm đầu ý hợp, rất yêu thương nhau. Thế nhưng mẹ Lục Du lại sinh lòng ghen ghét, đối xử với nàng dâu rất cay nghiệt. Hai vợ chồng chung sống chưa được bao lâu thì bà bắt Lục Du phải bỏ Đường Uyển để lấy vợ khác. Nhưng Lục Du Đường Uyển tình ý triền miên không rời, tình huống trước sau vốn chẳng có gì thay đổi. Trong khóa thi tại Lâm An, đứng thứ 2 dưới Lục Du là Tần Huân, cháu của tể tướng đương triều Tần Cối. Tần Cối sợ bị mất mặt, nên trong khoa thi hội mà lễ bộ tổ chức mùa xuân năm sau, đã tìm cớ loại quyển thi của Lục Du đi, khiến cho đường khoa cử của Lục Du vừa mới bắt đầu đã phải chịu gió vùi mưa dập. Mẹ Lục Du đối với con dâu rất phản cảm lại cho rằng Đường Uyển chính là sao chổi của nhà họ Lục, làm tiền đồ của con mình bị hủy hoại, bèn cho Đường Uyển tới Vô Lượng Am ở ngoại thành, mời ni cô là Diệu Nhân xem mệnh. Diệu nhân sau một hồi xem xét bèn nói Đường Uyển và Lục du bát tự không hợp nhau trước là sai đường sau tất tính mệnh khó giữ. Lục mẫu vừa nghe đã hồn bay phách tán, gấp gáp trở về nhà mà gọi Lục Du tới lệnh rằng phải viết ngay giấy li hôn bỏ Đường Uyển nếu không cái thân già này sẽ chết thay.

Bị mẹ buộc phải theo mệnh lệnh, Lục Du chỉ còn cách phải đồng ý đưa Đường Uyển trả về nhà mẹ đẻ. Chuyện này nếu đặt trong thời đại ngày nay thì thấy rõ là bất hợp lý, tình cảm giữa hai con người sao có thể dễ dàng bị người khác can thiệp. Nhưng trong một xã hội coi trọng đạo Hiếu như ở Trung Quốc xưa thì lệnh của mẹ cũng giống như thánh chỉ của vua, làm con sao dám trái lại. Thế là đôi uyên ương đang tình nồng ý thắm, bị hiếu đạo, thói đời cùng cái trò bói toán "bát tự" hư huyễn kia chia rẽ không cần lý do nào hết. Lục Du và Đường Uyển khó có thể xa nhau, không chịu nổi cảnh lần này một đi không thể nào gặp lại, vì vậy Lục Du đã lén cho xây một bịêt viện để giấu Đường Uyển ở đó, khi nào có thể sẽ đến thăm và trò chuyện với nàng. Thế nhưng, giấy sao gói được lửa, Lục mẫu rất tinh tường, đã nhanh chóng phát giác ra chuyện này, nghiêm khắc ra lệnh cho hai người phải chấm dứt chuyện qua lại, và cưới cho Lục Du một người vợ mới an phận ôn thuận là Vương thị, cắt đứt hoàn toàn tình cảm của 2 người Lục Du, Đường Uyển.

Thanh lệ la cân, các tự tiêu hồn.
Nhất giang ly hận kháp bình phân.
An đắc thiên tầm, hoành thiết tỏa,
Tiệt đoạn yên tân.
(Lệ thấm khăn mềm, phách tán hồn lìa,
Đầy sông ly hận, bóng người đi.
Nào có dây xích ngàn trùng nọ,
Khoá bến biệt ly.)

(Có sách cho rằng vì nàng Đường Uyển không sinh cho bà được đứa cháu nào để bà bồng ẵm nên bà ghét. Là người con có hiếu, Lục Du buộc lòng phải tuân theo ý mẹ nhưng lén thuê nhà riêng để hai vợ chồng có nơi gặp gỡ từ sau buổi chia tay. Không ngờ có kẻ xấu lén mách mẹ ông, bà đùng đùng nổi giận tìm đến tận nơi nặng lời quở trách. Thế là hai vợ chồng buộc lòng phải vĩnh viễn xa nhau. Lục Du cưới vợ khác, còn nàng Đường Uyển thì lấy người đồng quận là Triệu Sĩ Trinh.)Lục Du thi cử bất lợi, trở về quê nhà, phong cảnh quê hương vẫn vậy, mà người giờ đã khác xưa. Nhìn cảnh nhớ người, trong lòng cảm thấy vô cùng thê lương, để khuây khoả mối sầu, Lục Du thường một mình dạo gót nơi non xanh nước biếc, hoặc lên thăm cảnh chùa chiền thâm u tĩnh mịch, hoặc vào quán rượu uống rượu ngâm thơ, hoặc lại rong chơi khắp thị thành cuồng ca cao khốc, cứ như vậy sống trong cảnh phóng túng triền miên.

Vào một buổi chiều xuân khi trăm hoa đua sắc, Lục Du thả bộ, không biết vô tình hay hữu ý, bước chân theo lối xưa trở lại Thẩm Viên bên chùa Vũ Tích. Thẩm Viên là vườn hoa sắp đặt rất điển nhã, trong vườn hoa cỏ xanh tươi, đá núi dựng biếc, đường dạo uốn quanh, là nơi du xuân ngắm cảnh. Trên con đường vắng từ sâu trong vườn, một người con gái mặc áo gấm đương ung dung từ phía trước đi lại. Đang cúi đầu rảo bước, Lục Du bỗng ngửng lên nhìn, và nhận ra đó là người vợ cũ xa cách bao năm: Đường Uyển!

Trong khỏanh khắc đó, ánh sáng như ngưng đọng lại và hai ánh mắt đã gặp nhau, ánh mắt hai người như gắn chặt lại với nhau, khiến họ đều cảm thấy bần thần hốt hoảng, nào biết là mộng hay là thực, trong ánh mắt, ko biết là tình, là oán, hay là nhớ là thương?

Đường Uyển lúc bấy giờ đã được người nhà tự ý gả cho một sĩ nhân trong quận là Triệu Sĩ Trình. Nhà họ Triệu vốn là hậu duệ của hoàng gia, cũng là nhà dòng dõi. Triệu Sĩ Trình cũng là người có học, tính khoan hậu, trọng tình. Ông tỏ ra rất thấu hiểu và thông cảm cho Đường Uyển từng gặp phải những trắc trở trong chuyện tình cảm. Điều này khiến cho trái tim đầy đau thương của Đường Uyển dần bình thản trở lại, và dần ươm mầm nảy nở một tình cảm mới. Giờ đây, chẳng hẹn mà gặp lại Lục Du, trái tim đã khép chặt của Đường Uyển lại như trải rộng ra với bao tình cảm, bao oan ức ngày xưa chôn vùi trong sâu thẳm phút chốc dâng trào, một người yếu đuối, nhạy cảm như Đường Uyển làm sao có thể kìm nén trăm ngàn cảm xúc lẫn lộn ấy.
 
Về phía Lục Du, suốt mấy năm, tuy mượn việc đọc sách ngâm thơ uống rượu để dằn nén nỗi nhớ thương Đường Uyển, nhưng giờ phút ấy, tình cảm ngày xưa đã chôn chặt trong lòng bỗng nhiên lại nổi sóng. Bốn mắt nhìn nhau, muôn niềm tâm sự, vạn nỗi tâm tình, chẳng biết nói từ đâu nữa. Hôm ấy, Đường Uyển cùng chồng là Triệu Sĩ Trình cùng du ngoạn Thẩm Viên, ở đằng kia Triệu Sĩ Trình đang đợi nàng cùng dùng bữa. Sau giây lát bất ngờ, cuối cùng nghĩ lại cũng đã là vợ người khác, Đường Uyển chỉ còn biết cất những bước chân nặng nề đi tiếp về đằng xa, sau khi trao một ánh nhìn như dao khắc, mặc cho Lục Du đứng lặng đi bên khóm hoa xuân.
W020050726374453283682.bmp
Một làn gió mát như khiến Lục Du bừng tỉnh mộng, ông liền đi tìm theo bóng Đường Uyển vừa khuất. Đến dưới bụi liễu bên hồ, từ xa đã trông Đường Uyển cùng Triệu Sĩ Trình đang dùng bữa trên thuỷ tạ giữa hồ. Trông thấp thoáng bóng Đường Uyển, chẳng hiểu cố ý hay không, đương cúi đầu, đưa bàn tay ngọc trong cánh áo hồng, rót rượu, gắp thức ăn cho Triệu Sĩ Trình, như ngày nào đã từng bên cạnh Lục Du. Lòng Lục Du như vỡ tan ra trăm mảnh. Mộng tình ngày cũ, si oán hôm nay, tất cả như rối bời trong tim, muôn vàn cảm khái, Lục Du bèn đưa bút, đề lên vách phấn 1 bài từ "Thoa đầu phượng - Hồng tô thủ".

釵頭鳳
Thoa đầu phượng

紅酥手,
黃滕酒,
滿城春色宮牆柳。
東風惡,
歡情薄。
一懷愁緒,
幾年離索!
錯!錯!錯!

春如舊,
人空瘦,
淚痕紅浥鮫綃透。
桃花落,
閒池閣。
山盟雖在,
錦書難托。
莫!莫!莫!

Hồng tô thủ,
Hoàng đằng tửu,
Mãn thành xuân sắc cung tường liễu.
Đông phong ác,
Hoan tình bạc.
Nhất hoài sầu tự,
Kỷ niên ly tác!
Thác! Thác! Thác!

Xuân như cựu,
Nhân không sấu,
Lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu.
Đào hoa lạc,
Gian trì các.
Sơn minh tuy tại,
Cẩm thư nan thác.
Mạc! Mạc! Mạc!

Thoa đầu phượng (Người dịch: Đông A)
Nâng vang đỏ,
Hoàng đằng đó
Khắp thành rờn liễu màu xuân tỏ
Gió đông ác,
Tình yêu bạc
Nỗi lòng buồn bã,
Tháng năm tan tác
Thác! Thác! Thác!

Xuân như cũ,
Người vò võ
Lệ hoen hồng sợ tơ treo rõ
Hoa đào lạc,
Ao ngăn cách
Trăng thề còn đó,
Lá thư khôn bạch
Mạc! Mạc! Mạc!

Sau khi Tần Cối chết, triều đình đã lần nữa chiêu dụng Lục Du, Lục Du phụng mệnh làm Lập Bạc Huyện Ninh Đức, xa rời cố hương của mình là Sơn Âm. Mùa xuân năm thứ hai, Đường Uyển ôm một nỗi lòng khó tả, trở lại Thẩm viên, bồi hồi nơi hành lang, chợt thấy lời đề của Lục Du Đọc đi đọc lại, cứ nhớ mãi tới những lúc ngâm thi xướng vịnh của hai người, chẳng đành mà rơi lệ, sóng lòng lại tràn lên, bất giác đã họa là một bài từ, đề sau bài từ của Lục Du, đây cũng chính là bài từ "Thoa đầu phượng” thứ 2 lưu tại Thẩm Viên – “thế tình bạc".

釵頭鳳
Thoa đầu phượng

世情薄,
人情惡,
雨送黃昏花易落。
曉風乾,
淚痕殘。
欲箋心事,
獨語斜闌。
難!難!難!

人成各,
今非昨,
病魂曾似秋千索。
角聲寒,
夜闌珊。
怕人尋問,
咽淚妝歡。
瞞!瞞!瞞!

Thoa đầu phượng
Thế tình bạc,
Nhân tình ác,
Vũ tống hoàng hôn hoa dị lạc.
Hiểu phong càn,
Lệ ngân tàn.
Dục tiên tâm sự,
Độc ngữ tà lan.
Nan! Nan! Nan!

Nhân thành các,
Kim phi tạc,
Bệnh hồn tằng tự thu thiên tác.
Giác thanh hàn,
Dạ lan san.
Phạ nhân tầm vấn,
Yết lệ trang hoan.
Man! Man! Man!

Thoa đầu phượng (Người dịch: Đông A)
Tình đời bạc,
Tình người ác
Mưa tiễn hoàng hôn hoa tán tác
Gió mai lan,
Lệ hoen tàn
Muốn thư tâm sự,
Rặt ý lan man
Nan! Nan! Nan!

Người đơn bạc,
Nay mai khác
Bệnh lòng như thể ngàn thu tạc
Tiếng tù vang,
Bóng đêm tan
Sợ người tra hỏi,
Nuốt lệ tân trang
Gian! Gian! Gian!
p_3_3021_081210092233.jpg


Đường Uyển là người rất trọng tình nghĩa, tình yêu của nàng với Lục Du quả là một mối lương duyên vô cùng tốt đẹp, vậy mà lại bị hủy hoại bởi mưa gió thói đời. Mối tình khắc cốt ghi tâm với Lục Du trước sau vẫn lưu giữ ở nơi thẳm sâu nhất trong thế giới tình cảm của nàng. Từ khi nhìn thấy bài từ của Lục Du đề, trái tim nàng lại khó lòng mà bình thản trở lại. Nhớ lại quá khứ thơ ấu trong lành như làn nước mát, thở than thế sự không thể chuyển xoay, lửa lòng lại thiêu đốt tâm can, khiến Đường Uyển ngày thêm tiều tuỵ, buồn rầu thành bệnh, giữa tiết thu se sắt lạnh lùng, nàng đã hoá thành một chiếc lá rơi, lặng lẽ bay theo gió. Chỉ còn lưu lại một khúc hát đa tình - bài từ Thoa Đầu Phượng, để cho hậu nhân phải than thở ngậm ngùi! Cái chết của nàng khiến cho Lục Du đau khổ và ân hận suốt đời, không thể nào nguôi ngoai được.

Bốn mươi năm sau, lúc đã 75 tuổi, Lục Du lại có dịp trở lại thăm Thẩm Viên và chùa Vũ Tích. Vườn Thẩm đổi chủ mấy lần, cảnh vật bấy giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nước vẫn êm đềm chảy dưới cầu, nhưng cố nhân có còn đâu nữa ! Sóng nước vẫn xanh màu xanh của cảnh xuân mà sao lòng người lại đau thương vô hạn? Bốn mươi năm qua, mộng đứt hương tàn, cây liễu vườn Thẩm ngày xưa nay đã già, không còn bay tơ nữa. Lục Du thầm nghĩ cho dù thân này mai sau có chôn vùi dưới núi Cối Kê thì vẫn còn nhỏ lệ khóc thương dấu xưa người cũ. Xúc động trước cảnh vật đã từng ghi bao kỷ niệm dấu yêu, ông làm bài thơ tình nổi tiếng dưới đây :

沈園(I)其一
Thẩm viên (I) kỳ 1

城上斜陽畫角哀,
沈園非復舊池臺。
傷心橋下春波綠,
曾是驚鴻照影來。

Thành thượng tà dương hoạ giác ai,
Thẩm viên phi phục cựu trì đài.
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục,
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.

Vườn Thẩm (I) kỳ 1 (Người dịch: Khương Hữu Dụng)
Bóng xế thành hôn ốc gợi sầu,
Thẩm viên đau nữa bóng đài ao!
Dưới cầu sóng biếc trông đứt ruột,
Ðây bóng hồng soi thoảng lúc nào ?

沈園(I)其二
Thẩm viên (I) kỳ 2

夢斷香消四十年,
沈園柳老不吹綿。
此身行作稽山土,
猶吊遺蹤一泫然。

Mộng đoạn hương tiêu tứ thập niên,
Thẩm viên liễu lão bất xuy miên.
Thử thân hành tác kê sơn thổ,
Do điếu di tung nhất huyễn nhiên.

Vườn Thẩm (I) kỳ 2 (Người dịch: (Không rõ))
Mộng chết hương tàn bốn chục năm,
Thẩm Viên liễu cỗi hết tơ xanh.
Thân này ví có làm đất núi,
Người cũ đâu còn lệ chảy nhanh.

Lục Du vào lúc cuối đời, mỗi năm xuân đến đều qua Thẩm Viên viếng Đường Uyển, mỗi lần đều gửi tình cảm vào thơ hoặc từ. Năm ông 79 tuổi, một ngày mùa xuân, con cháu đỡ ông ra vườn Thẩm, ông lưu lại hai bài thơ này:

園(II)其一
Thẩm viên (II) kỳ 1

路近城南己怕行,
沈家園裡最傷情;
香穿客袖梅花在,
綠蘸寺橋春水生。

Lộ cận thành nam kỷ phạ hành,
Thẩm gia viên lý tối thương tình;
Hương xuyên khách tụ mai hoa tại,
Lục trám tự kiều xuân thuỷ sinh.

Vườn Thẩm (II) kỳ 1 (Người dịch: Điệp luyến hoa)
Đường mé thành nam khách ngại ngần,
Cảnh trong vườn Thẩm xiết bao tình.
Hương lồng tay áo, hoa mai cũ,
Trám lục bên cầu, ánh nước xuân.

沈園(II)其二
Thẩm viên (II) kỳ 2

城南小陌又逢春,
只見梅花不見人;
玉骨久成泉下土,
墨痕猶鎖壁間塵。

Thành nam tiểu mạch hựu phùng xuân
Chỉ kiến mai hoa bất kiến nhân
Ngọc cốt dĩ thành tuyền hạ thổ
Mặc ngân do toả bích gian trần.

Vườn Thẩm (II) kỳ 2 (Người dịch: Trần Trọng San)
Đường thành nay lại gặp xuân rồi
Chỉ thấy hoa mai chẳng thấy người
Xương ngọc đã thành bùn dưới suối
Bụi tường còn khoá mực pha phôi.

Hãy tưởng tượng một nhà thơ giàu tình yêu nước, suốt đời một lòng một dạ chống ngoại xâm để khôi phục Trung Nguyên, đến chết vẫn không quên Tổ quốc, và đã 75 tuổi rồi mà còn làm được bài thơ tình nổi tiếng này, nếu không xuất phát từ những tình cảm chân thành và niềm yêu thương vô hạn thì làm sao viết nổi? Thiên tình sử này về sau được các nhà văn Trung Quốc soạn thành kịch và rất được tán thưởng.

BMT+ CHĐ dịch, YPP bổ sung và edit
 
@Yanfei: Lịch trình của e rất ổn, các điểm thăm đều đích đáng
Tuy nhiên theo chị từ HN đi NN ko cần đi tàu, vừa đắt vừa lâu. Từ NN có thể đi oto cũng nhanh hơn thì phải
À e định đi vào tháng mấy vậy?
 
@Yanfei: Theo mình ngày 3 tham quan cả 2 cổ trấn Tây Đường và Ô Trấn, ngày 11 tham quan cả 2 cổ trấn Châu Trang và Đồng Lý thì hơi gấp. Hơn nữa các thủy hương cổ trấn này đẹp nhất là vào chiều tối và sáng sớm yên tĩnh, ban ngày (đặc biệt ngày cuối tuần hoặc ngày lễ) đông người chen chúc, mất đi thi vị của nó. Nếu được bạn nên sắp xếp nghỉ lại một đêm ở cổ trấn, có nhiều nhà trọ của dân địa phương và cả youth hostel nữa.
Thông tin về Youth hostel ở các cổ trấn này:
- Tây Đường: http://www.yhachina.com/ls.php?id=207
- Ô Trấn: http://www.yhachina.com/ls.php?id=189
- Châu Trang: http://www.yhachina.com/ls.php?id=209
- Đồng Lý: http://www.yhachina.com/ls.php?id=214

Và nếu "Xuôi dòng Giang Nam", lịch trình có thể sắp xếp như sau:
NANNING – WUHAN – NANJING – WUXI – SUZHOU Zhouzhuang, Dongli – HANGZHOU - SHAOXING - Xitang, Wuzhen – SHANGHAI - Zhujiajiao
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,916
Bài viết
1,156,629
Members
190,262
Latest member
topgamebaidoithuong
Back
Top