What's new

Quảng Trị - Mảnh đất kiên cường

Tôi vốn không sinh ra ở mảnh đất này nhưng cảm thấy rất yêu quý và gắn bó với Quảng Trị. Quảng Trị - mảnh đất của gió Lào cát trắng, của một thời đạn bom khói lửa. Quảng Trị là một chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ với các địa danh nổi tiếng như: Cầu Hiền Lương, Cửa Tùng, Vĩ tuyến 17, địa đạo Vịnh Mốc… Chia lửa với Quảng Trị, miền Bắc chắt chiu từng viên đạn, hạt muối, hạt gạo gởi vào Quảng Trị và hàng vạn chàng trai từ khắp mọi miền Tổ quốc đã lên đường tòng quân. Nhiều người đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất này. Có lẽ không có nơi đâu trên dải đất hình chữ S này có nhiều nghĩa trang như Quảng Trị, 72 nghĩa trang liệt sỹ trong đó có có 2 nghĩa trang liệt sỹ cấp quốc gia: Nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang đường 9. Quảng trị - nơi có 2 thị xã là Đồng Hà và Quảng Trị, nơi có 2 dòng sông mãi khắc ghi vào lịch sử: sông Bến Hải và sông Thạch Hãn.

Hàng năm cứ ngày 27/7, hình ảnh người dân và những đồng đội đã từng sống chiến đấu taị Quảng trị thả những bông hoa tươi thắm bên dòng sông Thạch Hãn, những nọn nến được thắp sáng lung linh ở Nghĩa trang Trường Sơn vẫn luôn ám ảnh tôi. Năm nay chọn đúng dịp 27/7, tôi lại về Quảng trị, hòa vào dòng người đổ về Nghĩa trang Trường sơn, Nghĩa trang đường 9 để thắp những nén nhang cho những chiến sỹ đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Đã được gửi đăng bởi 2Su! (20/01/2011)
 
Last edited by a moderator:
Trên quả chuông còn khắc những vần thơ của Nhà thơ, nhà báo Trần Bạch Đằng:

 
Thành cổ Quảng Trị

Cả thế giới biết đến thành cổ Quảng Trị với sự kiện 81 ngày đêm mùa hè năm 1972, quân Mỹ, ngụy với lực lượng tinh nhuệ quyết dùng hỏa lực mạnh tái chiếm thành cổ. Chúng đã huy động mỗi ngày 140 lượt máy bay B52, hơn 200 máy bay chiến thuật, 12 đến 16 tàu khu trục tuần dương hạm thả bom, nã pháo vào đây. 81 ngày đêm, cả Thành cổ rung chuyển trong khói sung và bom đạn và cũng 81 ngày đêm, đồng bào cả nước hướng về thành cổ dõi theo bước chân của đoàn quân giải phóng…

Đến Quảng trị hôm nay chúng ta nhìn thấy một màu xanh tươi trẻ.

p7270126oa3.jpg


Hoa rực rỡ khoe sắc

p7270128ri7.jpg
 
Last edited:
Những đoàn xe nối đuôi nhau

1047188b06cfdbb.jpg


1047188bc6badbd.jpg


Những đoàn khách, những người cựu chiến binh từ khắp các mọi miền của Tổ quốc về đây để dâng hoa tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh trong 81 ngày đêm khói lửa giữ vững thành Quảng tri.

104718887bc7e00.jpg


1047188a5404e17.jpg
 






Không mộ chí, không hài cốt, máu và xương của những người lính Thành cổ đã hoà vào đất, hoà cùng dòng sông Thạch Hãn. Các du khách hình như ai cũng cố gắng bước thật nhẹ khi đi trong Thành cổ. Cả khu vực Thành cổ rộng 16ha toàn cỏ và dừa, chúng tôi đứng lặng nghe anh hướng dẫn viên kể lại những chiến công năm xưa và được nghe những câu thơ thật cảm động của tác giả Phạm Đình Lân

Tấc đất thành cổ
Phạm Đình Lân

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời cũng tự trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào

Bạn nằm lại nơi này nơi nao ?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng vàng nghiêng lệch cả dòng sông.

Thắp một nén nhang và khóc ít thôi,
Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy
Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi ?

Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương
Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải
Súng trong tay và đôi mắt rực lửa,
Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên.

Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng.
 


Tại nhà bảo tàng lưu niệm tại Thành cổ, mọi người được chiêm ngưỡng những bức ảnh và di vật để lại của các chiến sỹ Thành cổ trong đó xúc động nhất là 2 bức thư của liệt sỹ Lê Binh Chủng và Lê Văn Huỳnh.






 
Câu chuyện thứ nhất

Tháng 10/2002, Ban quản lý di tích trong khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu di tích thì một gặp trục trặc nhỏ. Đó là một đoạn đường ống tự nhiên cao hơn thiết kế ban đầu đến 30 cm. Những người tham gia thi công và anh em trong Ban quản lý quyết định đào lại và sâu hơn ban đầu. Và tất cả đều lặng đi khi phát hiện ở dưới là một căn hầm chữ A có 5 bộ hài cốt bộ đội đang trong tư thế ngồi trú ẩn bị bom lấp kín. Tất cả những thứ được tìm thấy trong ba lô của các anh đều đã hoen rỉ, chỉ còn một lá thư và một tấm ảnh vẫn còn nguyên vì đựng trong túi nilông. Đó là di vật của liệt sĩ, Thượng uý Lê Binh Chủng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn K10 Quảng Trị. Liệt sỹ Lê Binh Chủng quê ở xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh nhập ngũ từ năm 17 tuổi và vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Trên đường ra mặt trận, anh gặp và yêu cô gái tên là Phan Thị Biển Khơi quê Quảng Trạch, Quảng Bình. Khi cô gái mang thai đã viết thư báo tin cho anh và xin anh đặt tên con. Nơi chiến trường anh viết thư trả lời và đặt tên con là Lê Trường An. Cái tên mang ý nghĩa anh vẫn đang ở chiến trường và bình an. Khi cô Biển Khơi nhận được thư anh cũng là lúc anh hy sinh. Và 30 năm sau, anh đã linh thiêng ''trở về'' từ lòng đất để giúp vợ con nhận gia đình bên nội. Thế là người con kết tinh của mối tình lãng mạn nơi tuyến lửa đã tìm được quê cha sau 30 năm khắc khoải đợi chờ…

- sưu tầm-
 
Last edited:
Câu chuyện thứ hai

Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh nhập ngũ khi anh đang là sinh viên khoa Cầu đường Đại học Xây dựng. Lúc đó anh vừa mới cưới vợ 7 ngày, tên là cô Sơ, quê Thái Bình. Hai người chưa kịp có con với nhau thì anh đã vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Anh viết lá thư đúng vào ngày 11/9/1972 và đã hy sinh ngày 2/1/1973. Người ta nói, anh là người tiên đoán được nơi và ngày mình hy sinh.

Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi đọc bức thư này: ''Quảng Trị ngày 11-9-1972,
Toàn thể gia đình kính thương...
Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã ''đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất'' thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
...Mẹ kính mến ! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau...''.


Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh như vừa được viết hôm qua, ngay sau những trận đánh ác liệt nhất vừa tạm dừng tiếng súng, hình như vẫn còn phảng phất mùi bom đạn... Nhưng trong bối cảnh của chiến tranh, của sự sống và cái chết luôn cận kề đó anh vẫn giành cho mình chút thời gian quý giá để viết thư về dặn dò mẹ, vợ, anh chị, cháu và bà con thân thuộc. Trước khi trở thành đất, thành cỏ nằm lại với Quảng Trị khói lửa, anh vẫn không quên được trách nhiệm của mình...
Anh viết cho vợ: ''Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em sẽ làm theo lời anh căn dặn, hàng năm cứ đến ngày này em hãy thắp vài nén nhang tưởng nhớ tới anh. Nếu có điều kiện em hãy cứ bước đi bước nữa...".

Và anh chỉ đường cho vợ, cho gia đình sau này thống nhất sẽ vào Quảng Trị tìm mộ anh về. Đến bảo tàng Thành Cổ xem bức thư đặc biệt này, nhiều khách ngoại quốc, đặc biệt cựu binh Mỹ chỉ thốt lên: ''Vì sao họ chiến thắng ư? Vì họ dường như đã biết trước được điều đó, ngay cả đến từng người lính...''

- sưu tầm -
 
Rời thành cổ Quảng Trị trong cái nắng chói chang, chúng tôi lại tiếp tục đến với thánh địa La vang.



Cổng mới được làm nhưng chúng tôi phải đi đường vòng và đi vào phía cổng sau.





Đây là nhà thờ của những người Việt Nam theo đạo Công giáo.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,667
Bài viết
1,154,616
Members
190,157
Latest member
atro
Back
Top